Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

Luật Nhân-Quả (Định Mệnh)

NHÂN QUẢ: Nhân là nguyên nhân; quả là kết quả. Quả là cái quả do mầm mống phát sinh, Nhân là nhân lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật của tất cả mọi sự vật. Nhân quả - tuy ngó thấy đơn giản nhưng nếu đi sâu vào sự vật để mà nghiên cứu thì lại càng thấy rất phức tạp và khó khăn bởi vì trong vũ trụ, mọi sự vật không phải đơn thuần, tách rời từng mòn mà có sự liên quan mật thiết với nhau, xoắn kết lấy nhau, đan lát vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương phản lẫn nhau, thừa tiếp với nhau... hãy gọi đó là trạng thái chằng chịt giữa sự vật, đạo Phật thường dùng từ NHÂN DUYÊN nghĩa là mọi sự vật có ra là nhờ nhân duyên với nhau, nương tựa vào nhau hay tương phản nhau mà thành chứ không có một cái nào đứng biệt lập được. Trong sự phức tạp của sự vật ấy mà tìm ra cái Nhân chính của QUẢ hay cái QUẢ chính của NHÂN không phải là việc dễ. Do đó mà nhiều người không dụng công suy nghĩ, tìm tòi sâu xa mà đâm ra sanh lòng nghi ngờ thuyết Nhân quả. Ta thử tìm hiểu xem: hạt lúa có thể là cái NHÂN cho những hạt lúa vàng là QUẢ trong mùa gặt sau nhưng nếu ta đem hạt lúa ấy nấu ăn, như thế cái NHÂN chính có thể thành ra QUẢ này hay QUẢ khác nếu nhân sự khác nhau; muốn hạt lúa giống của mùa này thành hạt lúa vàng của mùa sau thì cầ phải có đất, nước, ánh sáng, không khí, thời gian, phân tro... muốn cho hạt lúa giống ấy thành máu huyết thì phải nấu, phải ăn, phải có bộ máy tiêu hoá. Cho nên nói NHÂN QUẢ tách riêng sự vật ra khỏi cái chung cùng toàn thể vũ trụ lấy một khía cạnh nào đó để quan sát nghiên cứu chứ muốn nói cho đúng thì phải dùng hai chữ NHÂN DUYÊN, cũng như một nhà khoa học khi muốn nghiên cứu một bộ phận nào bên trong cơ thể thì thường cắt xén bộ phận ấy ra khỏi cơ thể để nghiên cứu cho dễ chứ thật ra bộ phận ấy không phải biệt lập mà trái lại nó có liên quan mật thiết đến toàn bộ cơ thể.
Kinh Phật có dạy "Muốn biết cái Nhân của đời trước thì cứ nhìn những gì chúng ta thụ hưởng đời này,muốn biết cái quả tương lai thì cứ nhìn những gì mình đang làm trong hiện tại".Vì vậy muốn đắc quả vị thành Phật thì chúng ta phải gieo Nhân Phật.Tức là tin Phật niệm Phật và cầu được vãng sanh thành Phật. Có câu:"Bồ Tát sợ Nhân chúng sanh sợ quả".Bồ Tát đã trở thành bậc đẳng giác hiểu rõ luật Nhân Quả nên không gây nhân ác,còn chúng sanh nhất là thời này cứ thản nhiên gây Nhân ác(nghiệp ác) đến khi gặp quả ác rồi mới thấy sợ nhưng có sợ có hối thì cũng đã quá muộn rồi.Chỉ còn cách làm giảm bớt hay may mắn hơn có thể chuyển hóa Quả ác đó thành quả thiện bằng cách "Mộ đời niệm Phât ăn chay làm lành nữa mà thôi".
Trong cõi Ta-bà này chẳng có nơi nào cho phép chúng ta trách được cái luật Nhân-Quả này đâu!.Nên biết cõi Ta-bà này như một dòng nước chảy xiết còn con chúng sanh chính là những cành củi khô.Dòng nước chảy xiết đó chính là dòng nghiệp lực nó cuốn chúng sanh đi từ bể khổ này đến bể khổ khác, chúng sanh nếu khéo tu thì nổi vụn tu thì chìm .Nó dìm ta xuống chín lớp bùn nhơ biết ngày nào trồi lên.Vì:
Sân Giận là Nhân, Địa Ngục là Quả
Tham lam keo kiệt là Nhân,Ngạ Quỷ là Quả
Ngu muội si mê là Nhân, Súc sanh là Quả
Ngã mạn cống cao là Nhân,Atula là Quả
Giữ tròn năm giới là Nhân,Người là Quả
Tu Hành Thập Thiện là Nhân,thân trời là Quả
Niệm Phật A Di Đà là Nhân,Tây Phương cực lạc là Quả
Cho nên nếu tin mà không tin sâu đậm tin chơi,tin thử cho biết thì không bao giờ đắc quả vị Phật cả.
Đấy là những điều trong Kinh Phật nói chứ tôi không dám đặt điều nói ngoa.Nếu ai xem xong mà vẫn chưa tin thì cứ chờ mà nghiệm thử xem cái Nhân mà mình gieo có trở thành Quả không?
Nam Mô A Di Đà Phật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét